TP Hà Nội dự kiến tập trung nguồn lực xây dựng 2 thành phố (TP) trực thuộc. Cụ thể, một TP ở phía Bắc sông Hồng (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn) và TP ở phía Tây, thuộc khu vực Hoà Lạc (Quốc Oai, Thạch Thất).

Theo ông Đinh Tiến Dũng cho biết, nhiều năm qua, TP phát triển hướng vào trung tâm. Điều đó khiến cho dân số ở các quận nội thành tăng nhanh, dẫn đến những bất cập về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, úng ngập…

Để giải quyết những bất cập trên, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, thành phố sẽ quyết tâm giãn ra bên ngoài, xây dựng các cực tăng trưởng mới. Điển hình trong đó là tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô.

Đối với TP ở phía Bắc sông Hồng (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn),  đây sẽ là thành phố dịch vụ, hội nhập quốc tế. Hà Nội lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của thành phố này. 

Đối với  TP ở phía Tây, thuộc khu vực Hoà Lạc (Quốc Oai, Thạch Thất), đây sẽ là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo. Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nền móng của thành phố này đã có sẵn. Cụ thể như Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Quốc gia. Thời gian tới, Chính phủ sẽ bàn giao Khu công nghệ cao Hoà Lạc về thành phố Hà Nội. Cơ quan chức năng cũng đưa ra định hướng di dời các trường đại học trong nội thành lên khu vực này.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội khẳng định, xu hướng phát triển đô thị, chùm đô thị vệ tinh ở Hà Nội là đúng đắn, tuy nhiên, nên cân nhắc có 1 hay 2 thành phố trực thuộc, và cũng nên cân nhắc loại hình quận hay thành phố. Từ định hướng này, cần ưu tiên nguồn lực thực hiện, đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội đi trước một bước. Phải chú ý xây dựng hệ thống quản lý, năng lực cán bộ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu khi hình thành các đô thị này.

Nguồn: CafeF 

Cao tốc Nội B

Previous articleHoàn thiện Luật Đất đai phù hợp với thực tiễn các tổ chức tín dụng
Next articleNam Định: Khởi công cây cầu nghìn tỉ bắc qua sông Đào