Ngày 12/7/2022, tại tỉnh Thái Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đi kiểm tra thực địa hướng tuyến cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng và làm việc với các tỉnh, thành phố về công tác chuẩn bị triển khai, đề xuất hướng tuyến cao tốc này đi qua các tỉnh: Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình.

Tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh, thành phố và cả vùng. Đây là công trình lớn, có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế, cần có sự tâm huyết, vào cuộc, đoàn kết, thống nhất của các tỉnh, thành phố và sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các bộ, ngành.

Hướng tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng

Tuyến đường bộ cao tốc dự kiến đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hình thức hợp đồng BOT. Để phương án hướng tuyến được tối ưu, đơn vị tư vấn đề xuất tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Ninh sẽ có 6 làn xe và phạm vi dự án Đoạn tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh Ninh Bình, Thái Bình và Nam Định (màu cam) dài khoảng 79 km. Trong đó có 18 km đi qua Ninh Bình; 32,7 km qua Thái Bình; 28,7 km qua Nam Định còn lại qua Hải Phòng (màu xanh).

Phó Thủ tướng làm việc với các địa phương về cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng

Theo ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, 4 tỉnh, thành phố đã làm việc với tư vấn để nghiên cứu về hướng tuyến, bảo đảm tuân thủ đúng chỉ đạo của Thủ tướng là hướng tuyến ngắn nhất, tránh tối đa việc đi qua khu đô thị, khu đông dân cư để giảm chi phí mặt bằng. Tại tỉnh Thái Bình hiện đã giao các sở, ngành chức năng cập nhật phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai, bổ sung quỹ đất dự kiến triển khai thực hiện dự án vào Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất hằng năm của tỉnh Thái Bình để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất; rà soát, bố trí mỏ cát biển phục vụ thi công dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Khi hoàn thành đây là tuyến cao tốc mang ý nghĩa quan trọng, là hành lang kết nối từ các địa phương với sân bay, cảng biển, tạo ra động lực mới để phát triển khu vực phía nam Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.

Previous article[BĐS thế giới] Tuần khủng hoảng của bất động sản Trung Quốc Tuần khủng hoảng của bất động sản Trung Quốc
Next article[Tin M&A nổi bật] Capitaland vừa công bố đang thực hiện M&A dự án nhà ở tại Quận Thủ Đức (cũ)- TPHCM