Theo quy hoạch hàng không giai đoạn 2021 – 2030, tổng mức vốn nhu cầu để đầu tư kết cấu hạ tầng 28 sân bay là 403.000 tỷ đồng. Hiện tại chỉ mới cân đối được 275.000 tỷ đồng, cần huy động thêm khoảng 128.000 tỷ đồng.
Hiện ACV đang quản lý, khai thác 21 cảng hàng không. Trong giai đoạn 2021 – 2025, ACV sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và các sân bay khác như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Phú Bài, Điện Biên, Cát Bi, Côn Đảo… và xử lý tình trạng quá tải ở một số cảng hàng không hiện nay như Tân Sân Nhất, Nội Bài, Cam Ranh, Đà Nẵng.
Đơn vị cho biết việc cân đối nguồn lực để đầu tư phát triển toàn bộ 21 cảng hàng không rất khó khăn, đặc biệt trong thời điểm nguồn thu và lợi nhuận giai đoạn 2020 – 2025 của ACV giảm sút nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Do đó việc huy động nguồn vốn xã hội là vô cùng cần thiết.
Bộ GTVT cho rằng các địa phương cần phải đẩy nhanh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư, nhân rộng mô hình PPP để giảm nguồn lực ngân sách nhà nước, thu hút vốn tư nhân. Xã hội hoá đầu tư không chỉ đầu tư kết cấu hạ tầng mà cả vận tải. Hiện cả nước đang khai thác 22 cảng hàng không bao gồm 13 quốc nội và 9 quốc tế.
– Khu vực miền Bắc: 7 cảng hàng không gồm 3 cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi) và 4 cảng hàng không quốc nội (Vinh, Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới).
– Khu vực miền Trung: 7 cảng hàng không gồm 03 cảng hàng không quốc tế (Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh) và 4 cảng hàng không quốc nội (Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa).
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, sẽ đầu tư thêm 6 cảng hàng không mới bên cạnh nâng cấp 22 cảng hàng không hiện hữu, nâng tổng số cảng hàng không vận hành lên 28. Tầm nhìn đến năm 2050 cả nước sẽ có 31 cảng hàng không.
Nguồn: CafeLand