Tình hình tăng lãi suất của FED 

Khi mức độ lạm phát ở Mỹ ngày càng tăng, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ qua cách tăng lãi suất mạnh tay và liên tiếp. Hiện chưa rõ nỗ lực chống lạm phát này của FED có mang lại hiệu quả như mong muốn nhưng điều này đã gây nên nhiều sức ép nợ nần đến các nền kinh tế phát triển. 

Các yếu tố tác động đến các nền kinh tế mới nổi 

Thứ nhất, lãi suất cao lên làm gia tăng gánh nặng nợ, nhất là đối với những nước đã vay nợ thêm nhiều để vượt qua đại dịch Covid-19. Lãi suất ở Mỹ tăng khiến tỷ giá đồng USD tăng, làm phình to giá trị của những khoản vay bằng USD. Ngoài ra, lãi suất tăng, các nước sẽ chịu nhiều chi phí hơn khi vay từ đó khiến cho việc sử dụng khoản nợ mới để trang trải nợ cũ. 

Thứ hai, việc FED tăng lãi suất có thể dẫn tới sự thoái vốn khỏi cần nền kinh tế khác, trong đó có các nước đang phát triển, vì nhà đầu tư muốn chuyển vốn tới Mỹ để tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Cuộc rút lui của dòng vốn có thể gây ra hậu quả tồi tệ đối với các nước bị thoái vốn.

Thứ ba, việc tăng lãi suất đặt sự phục hồi còn chưa vững của các nền kinh tế mới nổi tại đại dịch Covid-19 vào thế mong manh hơn. Lạm phát tăng cao và tăng trưởng sụt giảm đang là mối lo kép không chỉ của các nền kinh tế phát triển mà cả các nước mới nổi và đang phát triển. 

Các ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát của FED đến Việt Nam 

Việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ làm tăng lãi suất cho vay bằng đồng USD khiến cho việc giảm triển vọng tăng trưởng nền kinh tế toàn thế giới. Cụ thể hơn làm suy yếu nhu cầu mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp ở Mỹ sang các quốc gia khác trong đó có Việt Nam, dòng vốn đầu tư toàn cầu có xu hướng quay trở lại Mỹ và rút ròng khỏi các thị trường mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đối mặt với lãi suất USD tăng đã gây áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính Phú và Doanh nghiệp Việt Nam. Theo ước tính, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm gần 40% GDP vào cuối năm 2021. Theo đó, trong bối cảnh thanh khoản trên thị trường tài chính quốc tế thắt chặt hơn, Chính phủ và các DN Việt Nam sẽ khó huy động vốn trên thị trường quốc tế và phải chịu mức chi phí tài chính cao hơn. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, có thể bị tác động tiêu cực bởi việc thu hẹp các biện pháp kích thích kinh tế.

Nguồn: Viện Nghiên cứu Tài chính – Kinh tế Bất động sản Dat Xanh Services

Previous articleViệt Nam được dự báo lọt top 10 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 8 năm tới cùng với sự thay đổi thứ hạng GDP trong ASEAN – 6
Next articleTS. Cấn Văn Lực: Khoảng 800.000 tỷ đồng sẽ chảy vào bất động sản trong năm 2022